1. Phần mở đầu
Xuất phát điểm của mình là dân khối A đã thi IELTS 3 lần đạt 8.0 overall, lần đạt 8.0 đầu tiên của mình mất 5 năm 9 tháng (lúc vào năm 1 đại học xuất phát điểm của mình là toeic 445). Đến nay mình đã học tiếng Anh được 10 năm, và trong suốt 10 năm qua chưa có ngày nào mà mình không nghe, nói, hay làm việc bằng tiếng Anh. Một vài thông tin trên nhằm mục đích để chúng ta tạm thiết lập niềm tin ban đầu ở nhau. Mình xin được phép bắt đầu bài chia sẻ.
Hôm nay mình vừa xem lại bộ sitcom “How I met your mother” lần thứ 6, một trong những TV series giúp mình rất nhiều trong việc có thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên như thời điểm hiện tại. Vậy làm sao để học qua phim, podcast hiệu quả nhỉ?
2. Xem nhiều phim sẽ giỏi?
Điểm chung của những người rất giỏi tiếng Anh mà mình biết là họ đều xem rất nhiều chương trình tiếng Anh. Nên lời khuyên xem nhiều phim tiếng Anh sẽ giỏi là có cơ sở, nhưng nó chưa đủ. Nếu đã coi một bộ phim hài kịch sitcom tới 9 seasons mà vẫn chỉ hiểu được 50% nội dung và conversational English của bạn còn rất hạn chế và gượng, hay bị mắc lỗi dịch từ Việt sang Anh, thì có thể bạn vẫn chưa khai thác được hết giá trị của phim.
3. Quality not quantity
LESS IS MORE. Điều quan trọng nằm ở việc bạn hiểu thấu đáo được bao nhiều phần trăm của một tập phim chứ không phải số tập bạn đã xem. Quan điểm này theo mình từ những ngày đầu và đến giờ mình càng tin tưởng vào nó. Vậy mình cứ xem đi xem lại cho đến lúc hiểu hết hay sao? Tâm lý chung là nhiều bạn sẽ cảm thấy chán lúc đầu, mình cũng vậy, vì nhiều khi đang muốn biết nội dung tập tiếp theo lại phải ấn nút replay. Mình có một cách để giải quyết vấn đề này. Mình chia tài liệu luyện nghe của mình làm các loại chính:
a. Podcast or Audio
Mình có thói quen nghe podcast hàng ngày được gần 9 năm rồi, mình hay nghe lúc di chuyển, khi có thời gian chết, hoặc làm những công việc không đòi hỏi suy nghĩ nhiều, như làm việc nhà. Các podcast yêu thích của mình là:
- Hidden Brain (Từ các epsiode mới năm 2021 thì họ không làm transcripts) – Theme: psychology
- Freaknomics (có transcript) – Theme: economics
- The planet money – Theme: economics + finance
- The art of manliness – Theme: self-improvement
- Not overthinking – Theme: self-improvement + psychology + productivity
- Indie hackers – Theme: business + startup
Gần đây mình nghe được một chiếc podcast rất hay về chủ đề tìm kiếm mục đích sống của Hidden Brain, mọi người có thể nghe thử tại ĐÂY
Trước đây mình có nghe news của CNN hay BBC, nhưng giờ mình không còn nghe nữa, do tin tức tiêu cực và mang tính định hướng người nghe nhiều quá.
Những podcasts trên làm cho native speakers, nên bạn có trình độ tiếng Anh tối thiểu ở mức intermediate để nghe, nếu bạn mới bắt đầu có thể bắt đầu với audio của quyển sách mình đang đọc hoặc tham khảo các podcast dành cho người học tiếng Anh bên dưới:
- Spotlight English
- The English we speak
- Learn English Vocabulary
- Speak English Now
Để xem transcripts của những shows này, mọi người lên google gõ tên podcast + transcript. Ví dụ “Speak English Now transcript”
Nghe một đoạn trong nhiều ngày, thậm chí một tuần hoặc lâu hơn thế. Mở transcript học từ vựng mới, và kiểm tra những cụm từ mình nghe được nhưng không hiểu nghĩa, từ nào mình biết nhưng không nghe được. Sau đó luyện tập đọc lớn thành tiếng, nếu bạn chưa đọc được nguyên đoạn dài thì đọc từng câu ngắn, từng chữ trước. Và đừng chỉ học tiếng Anh, hãy tiếp thu cả kiến thức nữa. Nếu bạn cầm script đọc mà cũng không trôi chảy, thì bạn mong bạn nói trôi chảy làm sao được? Nếu bạn áp dụng phương pháp này chỉ cần từ 6 tháng đến 1 năm bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt trong kĩ năng nghe và nói của bạn, từ 2 năm trở đi, bạn có thể hiểu hầu như mọi vấn đề không quá phức tạp và chuyên sâu.
b. Youtube
Các videos ngắn trên youtube bạn coi một cách thỏa thích không ép buộc bản thân xem lại, thích từ nào thích học từ đó. Loại này xem khi ăn hoặc khi muốn thư giãn. Loại này mục đích là để cho bạn làm quen với âm điệu tiếng Anh và tắm ngôn ngữ.
Những Youtube channels mà Manny coi
- Matt D’Avella về personal finances, minimalism, habit, productivity https://www.youtube.com/user/blackboxfilmcompany
- PolyMatter về các vấn đề xã hội, video dạng animation giải thích https://www.youtube.com/channel/UCgNg3vwj3xt7QOrcIDaHdFg
- Two Cents: channel về personal finances
https://www.youtube.com/channel/UCL8w_A8p8P1HWI3k6PR5Z6w - Daniel Titchener: minimalism của 1 anh architect người Anh
https://www.youtube.com/user/TITCH91UK - Wong Fu Productions: các short films
https://www.youtube.com/user/WongFuProductions - Better ideas: minimalism, habit, productivity, personal finances https://www.youtube.com/channel/UCtUId5WFnN82GdDy7DgaQ7w
- DW Documentary
https://www.youtube.com/channel/UCW39zufHfsuGgpLviKh297Q - Pick Up limes: channel về healthy eating, vegetarian https://www.youtube.com/channel/UCq2E1mIwUKMWzCA4liA_XGQ
- Zach Highley: channel của 1 bạn medical student ở Mỹ
https://www.youtube.com/c/ZachHighley - Matthew Encina: channel về thiết kế
https://www.youtube.com/channel/UCSLeoz5odIGS2GdlbHbCAUg - Mike and Matty: channel về hai anh em học ngành y
https://www.youtube.com/channel/UCBX_-ls-dXuhFNSWSXcHrTA - Kharma Medic: channel của 1 bạn ngành y
https://www.youtube.com/channel/UCeoU2maQX8JiQ9DTuhOVz5g - English speaking success: channel về IELTS của thầy Keith, cựu giám khảo https://www.youtube.com/channel/UCiVm8XcbwS8-pcDEa5lFXIA
- E2 IELTS: 1 channel về IELTS
https://www.youtube.com/channel/UCglDIsg_Z9mE2oT9hsrbzFA - Canoopsy: 1 channel về tech
https://www.youtube.com/channel/UCT3MTXYJzXrHgOXB5qicr_w
c. TV series/movies
Loại này bạn coi để học conversational English. Mình khuyên các bạn nên coi sitcom, đơn giản là loại này gần với đời sống hằng ngày và thời lượng mỗi tập chỉ tầm 20 phút. Các sitcoms mình đã từng coi
- How I met your mother
- Friends
- The bigbang theory
- Young Sheldon
- Fresh off the boat
- Modern family
- Good doctor
- New Amsterdam
- Shark Tank US
- Dynasty
- Sherlock
- Suits
- The bold type
- Billions
- ATypical
Khi mình coi phim mình thường ghi chú những cụm collocations hay trong phim trên NOTION và review chúng trên điện thoại mỗi khi mình có thời gian rảnh. Các bạn muốn nói nhanh, trôi trảy thì các bạn phải biết thật nhiều cụm collocations, việc này sẽ giúp các bạn giảm thời gian ngồi ghép chữ. Hầu như mọi thứ mà chúng ta muốn diễn đạt đều có những cụm từ có sẵn trong tiếng Anh rồi, nên chúng ta không cần phải sáng tạo ra. Hãy luôn suy nghĩ nếu mình là người bản xứ, mình sẽ diễn tả ý này như thế nào? Hãy luôn trăn trở như vậy thì mình tin là một ngày không xa bạn sẽ có thể fully express yourself in English.



d. Documentaries
Ngoài kiểm tra năng lực tiếng Anh, bài thi IELTS còn yêu cầu thí sinh phải có một lượng kiến thức xã hội nhất định. Bên cạnh việc thiếu từ vựng để diễn đạt điều mình muốn nói, một vấn đề khác mình quan sát được là các bạn còn không hề có bất kì ý tưởng gì về những chủ đề xã hội. Khi được hỏi ra, thì các bạn cũng không hề thảo luận hay nói về những chủ đề này trong cuộc sống hàng ngày bằng tiếng Việt.
Chúng ta có thể tích lũy ý tưởng thông qua podcasts, sách, báo, và phim tài liệu, nhưng trong phần này mình sẽ tập trung chủ yếu về phim tài liệu (documentary). Bài thi IELTS đánh giá khả năng trình bày một quan điểm, giải thích, và thuyết phục người đọc hoặc người nghe tin vào nó. Có một dạng phim tài liệu rất phù hợp với kiểu yêu cầu này của bài thi. Mình xin phép được giới thiệu 2 documentaries dạng này trên Netflix, cũng như notes mà mình ghi chép lại sau khi coi chúng để mọi người có thể tham khảo
- History 101
- Money – explained

Trong phần note của mình có chia ra làm 2 cột vocabulary highlights để lưu lại những cách diễn đạt mình thấy hay, cột knowledge/ideas mình note lại những kiến thức và ý tưởng mình thấy thú vị. Gần đây để tiết kiệm thời gian, mình đã nghe mọi thứ ở tốc độ x1,5 hoặc x2, trái với suy nghĩ ban đầu là mình sẽ khó nắm bắt được thông tin, việc này bắt mình phải tập trung hơn khi nghe.
Một số gợi ý khác trên netflix
- Inside Bill’s brain
- Rotten
- Broken
- Ask the doctor
- The social dilemma
- Minimalism
- The game changers
e. Practice tests
Đối với các bạn sắp thi IELTS, TOEFL hay TOEIC, thì làm practice tests là một điều bắt buộc. Sau khi nghe xong một practice test, không nên mở script và answer key ra ngay để dò đáp án, vì thường nghe xong các bạn sẽ rất mệt, nên nếu không gấp gáp gì thì để mai coi cũng được.
Ngày hôm sau, vẫn chưa mở script và answer key, bạn sẽ tự nghe lại để điền những chỗ missing và kiểm tra lại những đáp án bạn đã chọn, chỉ đến khi nào bạn cảm thấy mình nghe mãi vẫn không ra từ đó hoặc bạn đã chắc chắn với đáp án của mình, hãy mở script và answer key ra. Từ script bạn một lần nữa có thể học được những cụm từ rất hay gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam,hãy ghi chú lại. Nhìn những câu mình sai và tìm ra lí do của nó? Họ lừa mình ở đâu? Bước cuối hãy đọc lại script thành tiếng. Một tuần chỉ nên làm 1-2 bài test theo phương pháp này.
Tuy nhiên, đừng quá test-oriented, không ai đạt điểm cao IELTS mà chỉ nghe trong practice tests, hãy đa dạng hóa nguồn nghe của bạn.
4. Lời kết
Trong suốt quá trình học và phát triển của mình, mình may mắn gặp được nhiều native speakers dành lời khen cho khả năng ngôn ngữ của mình. Câu mình thường được hỏi nhất là “Have you ever been to the United States? ‘Cause you speak perfect English. Họ còn nói đùa lúc mình nói tiếng Việt là “Aw man, you speak Vietnamese without an accent”. Hoặc đơn giản là khi bạn tự kỉ với Siri hay Cortana mà tụi nó nhận diện được những gì mình nói. Phải nói rằng những lời khen này là những động viên rất lớn cho bất kì người học ngôn ngữ nào.

Mình đưa ra một vài kết quả nhỏ mình đạt được để chứng mình hiệu quả của phương pháp này chứ không nhằm mục đích gì hết; mình nghĩ mình còn phải học nhiều thứ lắm. Ai cũng nghĩ học tiếng Anh phải thật nhanh giỏi, vì mình “kind of late in the game”, nhưng càng muốn nhanh thì phải đi từ từ. Facebook mình có theo dõi các anh chị rất tài giỏi. So sánh với những người này có thể làm cho mình hay hầu hết bạn trẻ cảm thấy nhỏ bé, vô dụng, nhưng nếu ta nhìn theo cách khác, những anh chị này là những nguồn cảm hứng, họ có thể rất giỏi và có thể thay đổi thế giới nhưng họ không thể làm điều đó một mình, và họ cần những người trẻ như chúng ta để “make the world become a better place to live”.
SUMMARY
1. Quality not Quantity
2. Listen to English on a DAILY basis
3. Read the transcript aloud
4. If you want to go fast, be patient at the beginning and don’t cut any corners.
Quá dữ và quá giỏi. Hồi mới gặp Manny là em thấy một sự nghiêm túc không hề nhẹ. Quả nhiên anh làm việc gì cũng nghiêm túc và rất chi là này nọ.
rất chi là này nọ :)))))
Bài viết hay quá
chán anh ghê :))
The first time I wish I could recognize Vietnamese. Thanks for bringing us these goodies. Manny, keep up the good job!!
Hi Alice, glad to see you here too 😀
Bài viết ý nghĩa lắm ạ, em cảm ơn Manny nhiều nha